Sự hình thành và phát triển của các ngành công nghiệp như sản xuất thực phẩm, chế tạo năng lượng,…đã một phần nào đó giúp ích cho sự phát triển của kinh tế của nước nhà, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng các nhu cầu cơ bản của con người. Song song của việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp, đó chính là sự ra đời và ứng dụng hiệu quả của nhôm định hình trong các hoạt động sản xuất. Thật vậy, nhôm định hình với nhiều kiểu dáng đa dạng cùng khả năng chịu được áp lực công việc cao nên được các nhà máy, xí nghiệp sử dụng rộng rãi trong các ngành như năng lượng, cơ khí, vận tải, lắp ráp băng tải, băng chuyền,...Bên cạnh đó, còn có rất nhiều loại vật liệu công nghiệp khác như thép, nhựa, gỗ, mỗi loại vật liệu thì lại có những đặc điểm, công dụng khác nhau. 

Tìm hiểu về các đặc điểm của nhôm định hình

1. Độ bền

Nhôm định hình: Nhôm định hình được đánh giá là có độ bền rất cao, có lớp màng oxy hóa nên nhôm không bị oxy hóa tiếp, đặc biệt độ dày của nhôm thường từ 1.4mm – 3.5mm, cấu trúc bên trong của nhôm định hình với các đường gân sole nâng cao khả năng chịu được áp lực cao, cứng cáp hơn trong những môi trường có điều kiện làm việc khắc nghiệt.
 
Thép: Cũng giống như nhôm định hình, thép cũng được ứng dụng rất nhiều trong các hoạt động công nghiệp như chế tạo, xây dựng. Thép cũng có độ bền nhất định, và độ bền của thép thì chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những nguyên tố như cacbon, mangan, silic, photpho, lưu huỳnh. Nếu thiếu đi một trong những nguyên tố cấu thành này thì độ bền của thép sẽ không được đảm bảo.
 
Tìm hiểu về các đặc điểm của nhôm định hình
 
Nhựa: Acrylonnitrile, butadiene, styrene là 3 phân tử ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của nhựa. Độ bền của nhựa được đánh giá là thấp hơn so với nhôm định hình và thép. Nhựa thường cứng, rắn, và không giòn.
 
Gỗ: Gỗ là một liệu công nghiệp tự nhiên và được ứng dụng khá nhiều vào lĩnh vực nội thất. Gỗ tự nhiên thường có độ bền rất cao như gỗ Trắc, gỗ Đinh Hương, gỗ Pơ Mu,…Bên cạnh đó các loại gỗ tự nhiên thường có những đường nét, giá trị thẩm mỹ rất đẹp – nên thường được sử dụng để gia công, thiết kế bàn ghế, tủ đồ, xây nhà,…

2. Độ ẩm

  • Nhôm định hình: Làm việc ngay trong cả những thời tiết khắc nghiệt nhất, bởi lẽ nhôm định hình không bị oxy hóa hay rỉ sét, có khả năng chống hơi nước cao. 
  • Thép: Thép không gỉ hay thép mạ kẽm đều được qua quá trình chế tạo với nhiệt độ khá cao nên có khả năng chống ẩm, chống hơi nước cao.
  • Nhựa: Có khả năng chống ẩm cùng thiết kế đặc biệt từ nhựa nên có thể chống hơi hoàn toàn.
  • Gỗ: Gỗ có thể hoạt động sản xuất trong không khí có nhiệt độ thấp bởi việc hấp thụ độ ẩm, cùng khả năng chống độ ẩm cao

3. Gia công và chế tạo

  • Nhôm định hình: Có thể được chế tạo theo nhiều cách khác nhau như vẽ, nhấn, cắt, laser, mài. Ngoài ra còn được gia công lạnh, hay hàn. Lý tưởng để gia công tốt nhất đó là đùn và đúc nhằm cho ra đời những thanh nhôm định hình có chất lượng.

Tìm hiểu về các đặc điểm của nhôm định hình

  • Thép: Những loại thép thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất công nghiệp đó chính là thép chữ Z, thép chữ UC. Quy trình gia công và chế tạo thép trải qua rất nhiều công đoạn, bao gồm từ việc đúc, lắp ráp, tạo hình, cắt gọt, xử lý nhiệt và hoàn thiện.
  • Nhựa: Trong khi các kim loại khác được chế tạo ở nhiệt độ cao, thì việc chế tạo ra nhựa có thể được thực hiện tương đối dễ dàng với các nỗ lực tối thiểu. Nói chung là, không quá mất nhiều thời gian và công sức trong việc chế tạo ra nhựa.
  • Gỗ: Khác với những vật liệu công nghiệp kể trên, gỗ được gia công cổ điển bằng cách cưa, mài và bào để cho ra những thành phẩm gỗ với hình dạng phù hợp trong hoạt động tạo hình và thiết kế nội thất.

4. Sự lão hóa và ăn mòn

  • Nhôm định hình: Không nhạy cảm với thời tiết, lớp oxit của nhôm định hình có khả năng chống tia cực tím, chống ăn mòn rất cao. 
  • Thép: Chỉ thép không gỉ và thép được xử lý bề mặt mới có khả năng chống ăn mòn và axit.
  • Nhựa: Hầu hết các loại nhựa đều nhạy cảm với dung môi. Khi làm việc dưới nhiệt độ môi trường quá cao và đặc biệt là tia UV làm cho nhựa trở nên giòn, phai màu và tuổi thọ sẽ bị giảm đi rất nhiều.
  • Gỗ: Là một vật liệu tự nhiên nên không có khả năng chống lão hóa từ môi trường. Một số biểu hiện thường gặp khi gỗ bị lão hóa như thối gỗ, gỗ bị phân rã và phá vỡ.

5. Bảo trì và vệ sinh vật liệu

  • Nhôm định hình: Rất dễ dàng để làm sạch với các chất tẩy rửa như axit, bazơ, dung môi và hơi nước. Nhôm định hình là khá thân thiện với môi trường.

Tìm hiểu về các đặc điểm của nhôm định hình

  • Thép: Cũng giống như nhôm định hình, thép cũng được rất dễ làm sạch với các dung dịch vệ sinh phù hợp như axit, bazơ, dung môi và hơi nước. 
  • Nhựa: Trái ngược với nhôm định hình và thép, nhựa dễ dàng để làm sạch với các chất tẩy rửa. Nhưng khá nhạy cảm với axit, bazơ, dung môi và hơi nước hoặc nhiệt.
  • Gỗ: Khó làm sạch do bề mặt gồ ghề.

6. Khả năng định dạng

  • Nhôm định hình: Khả năng định dạng của nhôm định hình rất cao, do đặc tính dẻo nên có thể dễ dàng ép đùn và tạo ra nhiều loại nhôm định hình khác nhau như nhôm định hình 40x80, nhôm định hình 20x80, nhôm định hình 30x60,…
  • Thép: Sự định dạng của thép thì lại phụ thuộc khá nhiều vào đặc tính của hợp kim.
  • Nhựa: Khả năng định dạng của nhựa là khá kém. Tùy thuộc vào loại nhựa có cứng, đàn hồi, chống vỡ, chịu nhiệt và kháng hóa chất hay không để định dạng.
  • Gỗ: Đối với gỗ thì sự định dạng,thiết kế ra nhiều hình dạng khác nhau là còn thấp và hạn chế.
Mỗi loại vật liệu, sản phẩm công nghiệp thì lại có những đặc điểm cùng những khả năng ứng dụng khác nhau. Việc hiểu rõ từng đặc điểm cụ thể của các loại vật liệu sẽ giúp cho các nhà máy, xí nghiệp phát huy hiệu quả hơn tính năng từ chúng. Như vậy, ta có thể thấy nhôm định hình có một số đặc điểm nổi bật khiến cho nó có thể hoạt động ngay trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt, chịu được áp lực cao cùng sự linh hoạt trong sản xuất – khiến nó trở thành một trong những lựa chọn cho các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu suất lao động.