Các thủ tục cần thiết để thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai nhanh nhất. Các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình làm việc này. Tuy nhiên thật sự việc để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ mà Sở kế hoạch đầu tư yêu cầu một cách chính xác thật sự không dễ. Thủ tục để mở một công ty trên giấy tờ rất phức tạp nên nếu không có chuyên môn, kinh nghiệm thì việc hồ sơ bị từ chối là tất yếu. Vì vậy sẽ rất mất thời gian và công sức khi tự mình thực hiện việc thủ tục giấy tờ.
Thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai cần chuẩn bị gì?
Loại hình công ty
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp là vấn đề tiên quyết khi thành lập công ty. Do đó; khách hàng cần phải cận thận trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của công ty đó.
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng; ưu và nhược điểm nhất định. Do vậy, tùy từng điều kiện của doanh nghiệp, số lượng thành viên; trách nhiệm pháp lý mà doanh nghiệp lựa chọn loại hình cho phù hợp.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH (2 thành viên trở lên); Công ty hợp danh; Công ty cổ phần
Vấn đề đặt tên công ty
Đặt tên công ty là một phần bắt buộc để có thể thành lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp được tạo thành bởi 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, và phải phát âm được.
Giấy tờ chuẩn bị thành lập công ty
- CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân (bản sao y chứng thực không quá 6 tháng)
- Hợp đồng thuê văn phòng (Nếu là văn phòng đi thuê – có thể ký tay hoặc công chứng đều được)
- Và 1 số giấy tờ khác với những ngành nghề có điều kiện
Bạn phải chuẩn bị chứng minh nhân dân sao y công chứng chưa quá 3 tháng và chứng minh thời hạn chưa qua 15 năm.
Ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh thì trước tiên cần phải xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Sau đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem ngành nghề kinh doanh đó có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Nếu có thì doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật (giấy phép con, chứng chỉ hành nghề,..v…v..)
Vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
Định nghĩa vốn điều lệ có thể nói là tài sản của chủ doanh nghiệp hay các thành viên cổ đông góp hay cam kết góp trong một thời gian nhất định được ghi vào điều lệ công ty.
Pháp luật không quy định về mức tối thiểu và mức tối đa của vốn điều lệ. Do đó, cá nhân có toàn quyền quyết định về mức vốn điều lệ của mình.
Trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Ví dụ như điều kiện để được kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ.
Nghĩa vụ tài chính, thuế sau khi thành lập doanh nghiệp
Ngoài các chi phí liên quan đến quá trình thành lập công ty và phí dịch vụ thì Công ty sau khi được thành lập sẽ nộp các loại thuế chính sau đây (năm 2018):
- Thuế môn bài: mỗi năm từ 2 – 3 triệu (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh). Nếu vốn điều lệ trên 10 tỉ thì sẽ là 3 triệu; còn dưới 10 tỉ là 2 triệu tiền thuế môn bài
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): phổ biến từ 20% trên lợi nhuận của doanh nghiệp; nghĩa là công ty chỉ đóng thuế TNDN khi có lợi nhuận; còn nếu thua lỗ thì sẽ không phải đóng thuế này (căn cứ vào mỗi năm tài chính của Doanh nghiệp).
- Thuế thu nhập cá nhân: đóng hộ cho người lao động trong công ty có thu nhập trên 9 triệu đồng/ tháng.
- Bảo hiểm xã hội và các khoản liên quan: Công ty đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5% trên mức thu nhập của mỗi người lao động của công ty (không phụ thuộc mức lương bao nhiêu)
Các quy định pháp luật cần nghiên cứu
Kiến thức pháp luật là bao la nhưng sau khi thành lập Công ty doanh nghiệp; các chủ doanh nghiệp nên nghiên cứu các văn bản pháp luật cơ bản như: Luật doanh nghiệp; luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bộ luật dân sự; luật thương mại và một số điều luật của bộ luật hình sự liên quan đến hoạt động kinh doanh; thuế,… ;Ngoài ra thì tuỳ từng lĩnh vực kinh doanh mà có thể nghiên cứu thêm các luật chuyên ngành.
Mỗi tháng nghiên cứu một ít qua thời gian cũng có thể nắm bắt được cơ bản của các luật; các quy định cần tuân thủ, còn đối với các vấn đề quá phức tạp thì có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn.
0 Phản hồi Thủ tục cần có để thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai
Đăng nhận xét