Doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn là loại hình chủ chốt có ý nghĩa quyết đinh đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong xu hướng hội nhập ngày càng phát triển; nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Từ tập chung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường – nền kinh tế mở; với nhiều loại hình doanh nghiệp hơn ra đời và song song cùng tồn tại với DNNN. Hôm nay, thành lập công ty online Quang Minh sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về những thông tin liên quan đến Doanh nghiệp Nhà nước để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Doanh nghiệp. 

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh Nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 91/2015/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Theo luật doanh nghiệp 2014 : “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

Nguyên do thành lập công ty Nhà nước

  • Độc quyền tự nhiên: độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật tăng kết quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và cung cấp của một lĩnh vực đạt được tối đa khi chỉ có một người phân phối duy nhất, chẳng hạn giống như trong lĩnh vực điện, nước. Quốc hữu hóa các ngành này thường để đảm bảo k xảy ra chuyện công ty tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó bóc lột người tiêu dùng.
  • Ngoại ứng: Các nhà đầu tư tư nhân không mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực mà lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành nghề không giống trong khi họ không thu được phí từ sự lan tỏa này. 
  • Công bằng xã hội: Khu vực tư nhân nhiều khi k chịu vươn tới các khu vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa vì doanh số thấp. do đó, cần có các công ty Nhà nước làm việc này để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ và tiện ích tối thiểu của công chúng.
  • Thất bại của thị trường vốn: Có một số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn và cấp độ rủi ro cao khiến cho việc huy động vốn tư nhân qua phân khúc vốn rất khó khăn. 

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Về chủ sở hữu

Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng DNNN.

Về hình thức tồn tại

DNNN tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, bao gồm 2 dạng:

  • Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con.
  • Công ty TNHH một thành viên độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thi các doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 1), bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ  công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập;
  • Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Về tư cách pháp lí và trách nhiệm tài sản

DNNN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Với tư cách là một chủ thể có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng; DNNN tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng về mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của DN. Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư vào doanh nghiệp nên nhà nước có trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư. Vì vậy, Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Về lĩnh vực hoạt động

Theo Điều 5 Nghị định 91/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực sau:

Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:

  • Dịch vụ bưu chính công ích;
  • Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);
  • Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ;
  • Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
  • Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;
  • Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng).
  • Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
  • Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm:
  • Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu; điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội gắn với quốc phòng, an ninh;
  • Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
  • In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng;
  • Kinh Doanh xổ số;

Doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô.

Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế”.

Như vậy, những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hoạt động là những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; góp phần định hướng, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Quang Minh chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ Tư vấn thành lập doanh nghiệp. Nếu Qúy khách đang có mong muốn sỡ hữu doanh nghiệp cho riêng mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé. 

Phân loại doanh nghiệp nhà nước

  • Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lí doanh nghiệp, DNNN được chia thành
  • DNNN có Hội đồng thành viên
  • DNNN không có Hội đồng thành viên

Ưu, nhược điểm của Doanh nghiệp nhà nước

Ưu điểm

  • Thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư 100% vốn.
  • Được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế.
  • Được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra.
  • Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.

Nhược điểm

  • Thủ tục trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đôi khi còn phức tạp, rườm rà khiến cho nhiều cơ hội đầu tư, nhiều hoạt động cấp bách bị trôi qua, gián đoạn tiến độ dự án.
  • DNNN nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nặng để lại hậu quả lớn cho nền  kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước.

Trên đây là một số thông tin về ưu nhược điểm loại hình doanh nghiệp nhà nước . Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào muốn chúng tôi giải đáp xin vui lòng gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ và mong Quý khách hàng lựa chọn được các loại hình doanh nghiệp tối ưu nhất cho sự nghiệp của mình.