Nẹp nhôm trang trí là dụng cụ trang trí nội thất rất phổ biến hiện nay do có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại nẹp khác. Nẹp được tạo từ hợp kim nhôm cao cấp được nhúng mạ một lớp màu hoàn thiện đa dạng màu sắc.

 
Hướng dẫn thi công nẹp nhôm trang trí
 

Các loại nẹp phổ biến trên thị trường hiện nay:

Nẹp nhôm chữ U: Nẹp giãn cách xử lí các khe giãn cách, khe nối giữa các vật liệu làm từ gạch đá, gỗ kính. Nẹp chữ U giúp tạo điểm nhấn và nổi bật trong trang trí nội thất công trình.

Hướng dẫn thi công nẹp nhôm trang trí

Nẹp nhôm chữ V: được dùng chủ yếu cho gạch men, đá, kính lắp đặt góc 90 độ, tiết kiệm được phấn gạch men, đá kính khoan để đi lắp đặt, đỡ tốn thời gian công sức, tránh gây tiếng ồn, giảm bụi bẩn, bảo vệ môi trường đồng thời tạo điểm nhất cho ngôi nhà.
Hướng dẫn thi công nẹp nhôm trang trí


Nẹp nhôm chữ T: là dạng nẹp phổ biến nhất, thường được sử dụng trong trường hợp xử lí khe hở, giản cách trên vách tường, khe nối giữa vật liệu gạch, đá, gỗ kính tạo điểm nhấn trong trang trí nội thất

Hướng dẫn thi công nẹp nhôm trang trí

Nẹp nhôm chữ L: dùng trang trí điểm kết thúc sàn, cửa ra vào, cửa nhà vệ sinh, mũi bậc cầu thang, điểm chuyển tiếp từ sàn gỗ đến sàn khác.

  • Sử dụng nẹp chữ L chống trơn trượt cầu thang, bảo bệ mũi bậc cầu thang.
  • Dùng nẹp trang tí tường vách ngăn
  • Dùng làm nẹp kết thúc sàn gạch, sàn gỗ
  • Dùng để kết thúc hai mí thảm, gạch

Ưu điểm của nẹp nhôm:

  • Ít bị ăn mòn, han gỉ trong môi trường ẩm ướt do lớp mạ anod phía ngoài có tính chống ăn mòn cao. Màu sắc đa dạng, sáng bóng và bền đẹp theo thời gian .
  • Mẫu mã đa dạng, nhiều kích thước phù hợp với mọi không gian 
  • Màu sắc đa dạng hơn so với những loại nẹp khác.
  • Trọng lượng nhẹ, không dẫn điện, độ bền cao, giá thành rẻ.
Nhược điểm
  • Bên cạnh những ưu điểm vốn có, nẹp họp kim nhôm cũng có một số mặt bạn chế:
  • Giá thành tương đối cao.
  • Dễ bóp méo trong quá trình vận chuyển.
  • Khả năng chống chầy xước không cao
  • Dễ bị ăn mòn khi có tác động của hợp chất có độ PH thấp hoặc cao.

Quy trình thi công, lắp đặt:

  • Bằng cách sử dụng keo chuyên dụng dùng trong xây dựng để liên kết với các vật liệu gạch, đá, gỗ, kính.
  • Lựa chọn keo dán cho nẹp trang trí nội thất :
  • Keo dán silicone

Hướng dẫn thi công nẹp nhôm trang trí

1. Phân loại: Có 2 loại là keo silicone axit và keo silicone trung tính:
  • Keo silicone axit phù hợp với nhôm, kính, và các bề mặt không bị ăn mòn.
  • Keo silicone trung tính thường sử dụng cho bề mặt bị ăn mòn như sắt, thép…
Vì vậy, keo silicone axit phù hợp để liên kết nẹp trang trí với các vật liệu khác.
 

2. Nguồn gốc, xuất xứ

  • Nguồn gốc: Keo silicone được hình thành từ polymer silicon nguyên sinh dạng lỏng, chất tạo đặc và một số chất xúc tác khác. Cơ bản qui trình sản xuất keo ở các nhà máy là tương tự nhau. Quan trọng nhất là nguyên liệu tinh khiết.
  • Xuất xứ: Không cần quá quan trọng trong việc lựa chon xuất xử của keo silicone, chỉ cần quan tâm tới thành phần của nó có đầy đủ hay không.

3. Cách lựa chọn

  • Keo silicone không nên quá trong hay quá đục. Quá trong là do sử dụng nhiều dung môi, nhằm hạ giá thành sản phẩm. Nếu dung môi không tốt sẽ co quá mức khi keo khô. Dung môi chứa thành phần bay hơi có thể ảnh hưởng không tốt với sức khỏe con người khi ở trong phòng kín. Keo quá đục là nhiều tạp chất, khiến tuổi thọ của keo không cao, bạc màu, giòn, gẫy sau một thời gian ngắn sử dụng.
  • Keo Silicone cũng không nên quá lỏng hoặc quá đặc. Keo quá lỏng, hoặc quá đặc đều gây khó khăn cho quá trình thi công.
4. Cách bảo quản keo silicone khi đã mở ra sử dụng
Hướng dẫn thi công nẹp nhôm trang trí
  • Sau khi tuýp keo đã bị cắt đầu thì không có đảm bảo về thời gian. Nên để nơi khô mát. Trước khi cất giữ nên bơm trào một chút silicone ra khỏi đầu chai. Thay nắp chai, bịt đầu bằng giấy nylon.
  • Keo dán titebond
  • Hay sử dụng nhất là loại Titebond Heavy Duty – keo vàng, là loại keo dán đa năng, được dùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Keo Titebond phù hợp với mọi loại vật liệu: Gỗ, nhôm, kính… nên rất phù hợp để thi công nẹp trang trí nội thất

Cách bảo quản:

  • Không được xé lớp bảo vệ bên ngoài sản phẩm, tránh để bụi bẩn dính vào mặt dán của sản phẩm. Nhưng nếu phát  hiện thấy lớp màng bảo vệ phần mặt dán có bộ phận nào đó bị hở dính bụi bẩn phải nhanh chóng sử dụng khăn ướt sạch lau sạch vùng bụi bẩn.
  • Khi làm sạch bề mặt sản phẩm không được sử dụng nước tẩy rửa có chứa PH, có tính ăn mòn, có tính hòa tan.
  • Hạn chế tháo dỡ nẹp khi không cần thiết, việc tháo ra lắp vào có thể làm hỏng nẹp, làm móp méo, trầy xước bề mặt của sản phẩm khiến nẹp nhanh bị gỉ hoặc ố.
  • Khi đổ dầu mỡ hay thức ăn lên nẹp cần phải làm sạch ngay.
  • Không sử dụng chất tẩy rửa có thành phần axit hoặc xút nhiều vì chất này làm ăn mòn, làm ố bề mặt.
  • Sau khi vệ sinh xong phải lau nẹp thật khô, nên bật quạt hoặc điều hòa để làm kho nẹp, tránh đọng nước làm nẹp kim loại dễ bị ố, gỉ sét.
  • Không dùng giấy nhám hoặc đá mài trong quá trình vệ sinh nẹp vì sẽ làm mất độ bóng của nẹp và gây gỉ sét.

Hướng dẫn thi công nẹp nhôm trang trí